Trong những năm gần đây in 3D đã trở thành một công cụ tiên tiến trong quy trình thiết kế và phát triển sản phẩm trong ngành ô tô. Thay vì phải chế tạo các mô hình thử nghiệm thủ công tốn nhiều thời gian và chi phí như trước giờ đây có thể dễ dàng áp dụng công nghệ in 3D để nhanh chóng xây dựng nguyên mẫu ô tô với độ chính xác cao. Vậy lợi ích in 3D được sử dụng trong ngành ô tô là gì? Quy trình in 3D được sử dụng trong ngành ô tô diễn ra như thế nào? Cùng 3DCUBE tìm hiểu trong bài viết hôm này nhé!
Tìm hiểu về in 3D được sử dụng trong ngành ô tô như thế nào?
In 3D ngày càng khẳng định là một công nghệ sản xuất tiên tiến, vượt trội so với các phương pháp truyền thống nhờ các ưu điểm sau:
In 3D cho phép sao chép các chi tiết, linh kiện một cách dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một tệp CAD. Do đó, thay vì phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất, nhân công và tồn kho lượng lớn các bộ phận dự phòng, các doanh nghiệp có thể áp dụng in 3D để chỉ sản xuất khi thực sự cần thiết. Giúp giảm thiểu rất nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất, vốn lưu động cũng như chi phí quản lý kho tàng.
Đồng thời do không phải qua các khâu sản xuất phức tạp, thời gian cho ra đời sản phẩm cũng được rút ngắn đáng kể.
In 3D sử dụng trong ngành ô tô có thể tùy chỉnh linh hoạt
Công nghệ in 3D mở ra khả năng tùy chỉnh không có giới hạn tạo ra cơ hội cá nhân hóa đối với các phương tiện, bộ phận và phụ tùng được sản xuất đặc biệt theo yêu cầu riêng của từng người.
Áp dụng công nghệ in 3D có thể giảm đáng kể thời gian lưu thông trong mọi giai đoạn sản xuất bởi vì nó đòi hỏi ít vật liệu và ít lãng phí thấp hơn từ đó giúp giảm thiểu thời gian và chi phí sản xuất.
Công nghệ in 3D cung cấp cho các nhà sản xuất khả năng thử nghiệm nhiều tùy chọn cho phép họ dễ dàng cập nhật theo nhu cầu linh hoạt của ngành từ đó có thể thực hiện các thay đổi một cách kịp thời.
Xem thêm: In 3D trong nông nghiệp: Tìm hiểu thông tin chi tiết
Quy trình in 3D trải qua 5 bước được diễn ra chặt chẽ với mỗi bước đều có tiêu chuẩn rõ ràng.
Bước đầu quy trình in 3D trong ngành ô tô là thiết kế sản phẩm
Thiết kế mô hình 3D là bước quan trọng trong quy trình phát triển sản phẩm. Việc tạo ra các mô hình 3D sẽ giúp các kỹ sư có thể hình dung rõ ràng hơn về sản phẩm từ đó đưa ra các quyết định thiết kế tốt nhất. Để tạo mô hình 3D các kỹ sư có thể sử dụng phần mềm CAD chuyên dụng như Pro-E, Solidworks, CATIA, AutoCAD 3D.
Những phần mềm này hỗ trợ đầy đủ các công cụ, tính năng để xây dựng các chi tiết, bộ phận, lắp ráp chúng thành mô hình hoàn chỉnh. Ngoài ra, kỹ thuật quét 3D và thiết kế ngược cũng có thể được sử dụng để tạo mô hình 3D từ các sản phẩm vật lý.
Qua đó, các kỹ sư có thể phân tích, điều chỉnh hoàn thiện thiết kế một cách nhanh chóng, chính xác hơn.
Tối ưu thiết kế cho in 3D
Sau khi hoàn thành thiết kế 3D các mô hình cần được xuất dưới dạng file STL - định dạng tiêu chuẩn cho các máy in 3D. Các thông số thiết kế như kích thước, hình dạng, khối lượng,... sẽ được tối ưu hóa phù hợp với từng phương pháp in cụ thể.
Trong quá trình xử lý dữ liệu các thông số thiết kế được điều chỉnh và tối ưu hóa tương ứng với từng phương pháp in 3D khác nhau như FDM, SLA, SLS.
Do đó, người thiết kế cần có kiến thức chuyên sâu về các công nghệ in 3D để tối ưu hóa dữ liệu thiết kế phù hợp nhất, đảm bảo chất lượng in và hiệu quả sản xuất.
Thiết lập thông số in 3D
File STL sẽ được nhập vào phần mềm xử lý dữ liệu in 3D (Slicer). Kỹ sư cần xem xét định hướng sản phẩm trong không gian in để tối ưu hóa chất lượng. Cấu trúc hỗ trợ cũng được thiết kế để giữ gìn tính toàn vẹn của chi tiết in.
Tối ưu hóa các thông số in như tốc độ in, cường độ in, độ phân giải và các yếu tố khác phù hợp với từng công nghệ in cụ thể như FDM, SLA,... Dữ liệu được chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ đảm bảo quá trình in 3D diễn ra thành công cho ra những sản phẩm chất lượng cao.
Xem thêm: Tìm hiểu về xu hướng in 3D trong thị trường hàng không vũ trụ
In 3D sản phẩm thực tế
Quá trình in 3D chính là bước then chốt quyết định chất lượng cuối cùng của sản phẩm. Các dữ liệu đã được xử lý, tối ưu hóa sẽ được truyền trực tiếp đến máy in 3D. Máy in sẽ xây dựng lên từng lớp của chi tiết theo đúng thông số thiết lập.
Quá trình này diễn ra hoàn toàn tự động với độ chính xác cực cao nhờ vào công nghệ in tiên tiến như DLP, SLS, FDM,... So với các phương pháp truyền thống in 3D cho phép tạo ra các cấu trúc phức tạp mà khó có thể chế tác thủ công.
Nhờ vậy, in 3D đang dần thay thế các công nghệ truyền thống mở ra nhiều ứng dụng mới trong tương lai.
Hoàn thiện sản phẩm in 3D
Các cấu trúc hỗ trợ dùng để giữ gìn hình dáng sản phẩm sẽ được loại bỏ. Một số bước xử lý được áp dụng như phun sơn, mài mòn, đánh bóng để tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho sản phẩm. Có thể áp dụng công nghệ xử lý nhiệt để củng cố cấu trúc vật liệu, nâng cao độ bền cơ học.
Cuối cùng, sản phẩm được kiểm tra chất lượng để đảm bảo các thông số đạt yêu cầu thiết kế. Quy trình in và sau in đã hoàn tất sản phẩm được chuyển giao để sử dụng.
Xem thêm: Ưu điểm và quy trình của in 3D sinh học nội tạng để cấy ghép
Trên đây là những thông tin chi tiết về in 3D được sử dụng trong ngành ô tô thể thấy sự ra đời và phát triển của công nghệ in 3D đã mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành ô tô trong những năm gần đây. Với khả năng cá nhân hóa quy trình sản xuất mang lại nhiều lợi ích in 3D chắc chắn sẽ là xu thế tất yếu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô trong tương lai.
Nếu bạn có nhu cầu về các dòng máy in 3D cũng như các gói dịch vụ in ấn chuyên nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với 3D Cube qua:
Thông tin liên hệ
CTCP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN 3D VIỆT NAM
Địa chỉ: C11-05 KĐT Geleximco, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Sđt: 033 3360 999- 0868 359 986- 0344 283 666
Website: https://3dcube.vn
Copyright ® 2019 3dcube.vn - All Rights Reseved