Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đã áp dụng công nghệ CADCAM (thiết kế - chế tạo trên máy tính) và in 3D để chế tạo các dụng cụ y tế phục vụ điều trị chấn thương, chỉnh hình. Đây được xem là giải pháp khắc phục những hạn chế của điều trị truyền thống, góp phần nâng cao hiệu quả và trải nghiệm điều trị cho người bệnh. Trong bài viết này cùng 3DCUBE tìm hiểu về Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa nhé!

Công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Tìm hiểu về công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Tìm hiểu về công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Tìm hiểu về công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Thành công trong việc chế tạo các dụng cụ hỗ trợ điều trị chấn thương chỉnh hình bằng công nghệ in 3D đã có nhiều đóng góp tích cực. Thành công này xây dựng được mạng lưới liên kết và đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao, liên ngành đa dạng như cơ, y, sinh,... để phục vụ lĩnh vực chế tạo sản phẩm y tế. 

Đồng thời, góp phần hình thành và phát triển ngành dịch vụ sản xuất theo yêu cầu các sản phẩm y tế như dụng cụ phẫu thuật, chân tay giả,... dựa trên công nghệ in 3D đáp ứng tiêu chí chính xác, thẩm mỹ và tiện lợi cao trong quá trình điều trị bệnh. 

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về làm bánh ngọt bằng công nghệ in 3D

Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Hiện nay, áp dụng công nghệ in 3D trong lĩnh vực y tế là xu hướng nhằm tối ưu hóa quá trình điều trị đáp ứng tính cá thể hóa cho từng bệnh nhân và phát triển y học chính xác. 

Dưới đây là ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa: 

Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Ứng dụng công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa

Tạo ra các sản phẩm y tế với cấu trúc phức tạp

Tạo ra các sản phẩm y tế với cấu trúc phức tạp

Tạo ra các sản phẩm y tế với cấu trúc phức tạp

Trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình, công nghệ in 3D được dùng để thiết kế, tạo ra các mẫu nẹp chỉnh hình cũng như các dụng cụ hỗ trợ trị liệu vật lý đúng với kích thước và hình dạng của bệnh nhân. 

Các bác sĩ, chuyên gia chỉnh hình có thể dễ dàng thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân dựa trên kết quả chụp cắt lớp. Dữ liệu 3D về cơ thể cùng  các bộ phận cơ quan của bệnh nhân được thu thập từ hình ảnh chụp cắt lớp (CT), cộng hưởng từ (MRI) hoặc máy quét 3D. 

Sau đó, các dữ liệu này được xử lý trên phần mềm chuyên dụng để tạo ra các mô hình 3D chi tiết về giải phẫu cơ thể. Từ đó, có thể in ấn 3D ra các sản phẩm y tế mong muốn phù hợp với từng bệnh nhân. 

Các sản phẩm được ứng dụng trong đào tạo, mô phỏng tiền phẫu thuật, chẩn đoán và chế tạo các dụng cụ trợ giúp điều trị.

Chế tạo các mô hình xương, khớp giả cá nhân hóa cho bệnh nhân

Chế tạo các mô hình xương, khớp giả cá nhân hóa cho bệnh nhân

Chế tạo các mô hình xương, khớp giả cá nhân hóa cho bệnh nhân


Một ứng dụng khác của công nghệ in 3D là trong việc chế tạo các mô hình xương, khớp giả cá nhân hóa cho bệnh nhân. Với khả năng tái tạo mô hình 3D chính xác, các bác sĩ có thể chế tạo được các chi tiết nhân tạo tuân theo đúng kích thước và giải phẫu của người bệnh. 

Đây là giải pháp thay thế hoàn hảo cho việc ghép các mẫu chuẩn, giúp giảm nguy cơ chèn ép, trượt khớp và các biến chứng khác.

Như vậy, có thể thấy công nghệ in 3D đang mang đến những tiềm năng lớn để cách mạng hóa nhiều lĩnh vực trong y tế bao gồm thiết kế, chế tạo các dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa. 

Đây hứa hẹn sẽ là lĩnh vực nghiên cứu và phát triển rất mạnh trong tương lai, để có thể ứng dụng công nghệ in 3D vào điều trị lâm sàng một cách rộng rãi và hiệu quả hơn nữa.

Xem thêm: Thiết kế ngược là gì? Giải pháp quét 3D cho thiết kế ngược

Đánh giá so sánh giữa phương pháp in 3D và phương pháp truyền thống

Đánh giá so sánh giữa phương pháp in 3D và phương pháp truyền thống

Đánh giá so sánh giữa phương pháp in 3D và phương pháp truyền thống

Tiêu chí 

Sử dụng in 3D 

Truyền thống

Quy trình

Chủ yếu dựa trên công nghệ và thiết bị hiện đại, quy trình hoạt động đơn giản, dễ vận hành và có thể nhân rộng.

Quy trình phức tạp, đòi hỏi bác sĩ và kỹ thuật viên có tay nghề cao và kinh nghiệm dày dặn để đảm bảo độ chính xác và hiệu quả điều trị. 

Thời gian 

- Thời gian nẹp ngón tay trung bình từ 1 đến 3 tiếng.

- Thời gian nẹp cánh tay trung bình từ 10 đến 15 tiếng.

- Thời gian nẹp cổ tay trung bình từ 13 đến 20 tiếng.

- Thời gian nẹp cổ chân trung bình từ 16 đến 24 tiếng.


- Thời gian đắp bột cho một nẹp truyền thống trung bình từ 15 đến 30 phút, tùy thuộc vào vị trí cần đắp. Sau đó cần từ 2 đến 3 ngày cho bột khô cứng hoàn toàn.

- So với nẹp in 3D được chế tạo riêng, nẹp truyền thống được sản xuất hàng loạt nên thời gian chế tạo nhanh hơn.

Vật liệu 

Nẹp được chế tạo từ loại nhựa nhiệt dẻo sinh học có độ tương hợp cao với cơ thể người, đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh. 

Nguyên liệu làm nẹp truyền thống chủ yếu là thạch cao hoặc một số loại nhựa nặng, ít thân thiện với môi trường. Chúng khó phân hủy và dễ tích tụ vi khuẩn gây mất vệ sinh. Do đó, cần thường xuyên vệ sinh và thay nhựa mới sau một thời gian sử dụng nẹp truyền thống.


Chi phí 

Chi phí chế tạo một chiếc nẹp in 3D dao động từ 120.000 đến 1.400.000 đồng. Mức giá cụ thể phụ thuộc vào loại sản phẩm (nẹp ngón tay, nẹp cổ chân...) cũng như yêu cầu đặc thù về kích thước, kiểu dáng từ phía bệnh nhân.


Giá thành một sản phẩm nẹp in 3D dao động trong khoảng từ 200.000 đến 3.400.000 đồng. Mức giá cụ thể phụ thuộc vào các yếu tố: loại sản phẩm (nẹp cánh tay, nẹp cổ chân...), chất lượng vật liệu được sử dụng, cũng như thương hiệu cung cấp sản phẩm.


Trên đây là những thông tin chi tiết về công nghệ in 3D trong thiết kế, chế tạo dụng cụ điều trị chấn thương, chỉnh hình và các thiết bị y khoa. Hy vọng qua bài viết bạn có cái nhìn tổng quát hơn về công nghệ này. Nếu bạn đang có nhu cầu đối với các loại máy in 3D, dịch vụ in 3D uy tín và chất lượng mà chưa tìm được địa chỉ uy tín hãy liên hệ ngay với 3D CUBE để được tư vấn tận tình nhất. 

Thông tin liên hệ

CTCP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN 3D VIỆT NAM 

Địa chỉ: C11-05 KĐT Geleximco, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội 

Sđt: 033 3360 999- 0868 359 986- 0344 283 666 

Website: https://3dcube.vn

Xem thêm: Xu hướng phát triển tương lai của công nghệ in 3D màu

Lượt xem: 288
In bài viết

     3dcube_web_png

  • Hỗ trợ chuyên nghiệp

  • Bảo hành nhanh chóng

  • Cam kết chất lượng

  • Giá thành tối ưu

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CTY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ IN 3D VIỆT NAM

Trụ sở chính: C11-05 KĐT Geleximco, Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội

Chi nhánh: 85/17 Dương Thị Mười, Tân Chánh Hiệp, Quận 12, TP. HCM

033 2260 999 - 0868 359 986 - 0344 283 666 

info.3dcube@gmail.com

http://3dcube.vn

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN
1
 

Copyright ® 2019 3dcube.vn - All Rights Reseved